Giải đáp 10 câu hỏi thường gặp của Nhà tuyển dụng
Bạn không thể và cũng không nên nói dối vì NTD sẽ nhận ra ngay, đồng thời nếu cứ bộc lộ hết yếu điểm của mình thì cầm chắc thất bại trong tay vì chẳng NTD nào muốn có một nhân viên đầy rẫy khuyết điểm.
Nhà tuyển dụng sẽ không đặt ra những câu hỏi quá khó trong lần đâu tiên tiếp xúc với bạn. Với các câu hỏi nhà tuyển dụng (NTD) đặt ra trong quá trình phỏng vấn, bạn nên trả lời súc tích và chân thành, đừng đánh giá thấp thành công của mình và ngược lại, không phóng đại công việc bạn đã hoàn thành.
Để giúp bạn có thêm kỹ năng phỏng vấn, dưới đây là 10 câu hỏi thường gặp nhất mà NTD hay hỏi và những gợi ý trả lời cho bạn:
1. Anh/chị vui lòng giới thiệu đôi nét về mình.
Với NTD, đây là cơ sở để kiểm tra những kỹ năng của bạn, như kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục… Còn đối với các ứng viên, đây là cơ hội để gây ấn tượng với NTD và chứng minh cho họ thấy năng lực, những thành tích mà bạn đã đạt được. Vì thế, đừng lãng phí thời gian cho các sở thích cá nhân, những thói quen hàng ngày khi chúng không có bất kỳ mối liên hệ nào tới công việc ứng tuyển.
Bạn tốt nhất nên đi thẳng vào vấn đề, trả lời mạch lạc, ngắn gọn và làm nổi bật bản thân với những thông tin về kinh nghiệm làm việc, mục tiêu của bản thân, những thành tích đạt được liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hãy để NTD thấy rằng bạn có khát khao, nhiệt huyết và sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển chung của công ty họ.
2. Anh/chị nghĩ tại sao công ty nên tuyển anh/chị vào vị trí này?
Nếu không có kinh nghiệm và kỹ năng phỏng vấn tốt nhất là với các bạn lần đầu tiên đi xin việc sẽ cảm thấy khá căng thẳng với câu hỏi này; mà không biết rằng đây chính là một cơ hội mà NTD trao cho bạn. Vì thế bạn nên xoáy vào những điểm mạnh của bản thân, những điểm riêng biệt tích cực mà chỉ bạn mới có để khai thác và chứng minh cho NTD thấy rằng bạn mới chính là người thích hợp nhất cho vị trí mà họ đang tuyển.
Ví dụ như: bạn đang ứng tuyển cho vị trí Designer, nếu bạn đã từng đi làm thì bạn hoàn toàn có thể đưa ra những dự án mà mình đã làm phù hợp với yêu cầu vị trí mà nhà tuyển dụng cần; hoặc nếu bạn mới tốt nghiệp ra trường thì bạn cũng không khó để đưa ra những bại tiểu luận, đề tài đã thực hiện,… xác với những gì NTD đang cần.
3. Anh/chị biết gì về công ty của chúng tôi và tại sao anh/chị muốn làm việc tại đây?
Việc hiểu rõ về công ty mà bạn đang ứng tuyển sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn, bạn có thể tìm hiểu trên websit công ty, qua bạn bè,…. Các NTD đều cho thấy rằng họ đặc biệt “tối kỵ” những ứng viên chẳng biết gì về công ty mà vẫn cứ vô tư đến phỏng vấn. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa giúp bạn có thêm điểm (chỉ giúp bạn tránh bị mất điểm) trong mắt nhà tuyển dụng khi các thông tin này xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng.
Bạn nên tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh chính của công ty, những điểm còn hạn chế, những thách thức, khó khăn mà công ty đang gặp phải và đề ra những giải pháp cho các vấn đề đó. Các công ty sẽ đánh giá rất cao về mức độ quan tâm cũng như thiện chí mà bạn dành cho họ.
4. Anh/chị có thể chia sẽ những điểm mạnh/điểm yếu của mình cho chúng tôi ?
Bạn sẽ làm gì với câu hỏi này? Điểm mạnh thì có lẽ không quá khó khăn, tuy nhiên với điểm yếu thì khá gây go đấy. Bạn không thể và cũng không nên nói dối vì NTD sẽ nhận ra ngay, đồng thời nếu cứ bộc lộ hết yếu điểm của mình thì cầm chắc thất bại trong tay vì chẳng NTD nào muốn có một nhân viên đầy rẫy khuyết điểm. Tuy nhiên, đôi khi khuyết điểm của bạn cũng là điểm mạnh của bạn đấy, vì mỗi công ty có môi trường làm việc và văn hóa hoàn toàn khác nhau Trình bày cả hai điểm mạnh và điểm yếu một cách chân thành nhất; Lưu ý: hãy thể hiện điểm mạnh của bản thân thật rõ nét, đồng thời, đừng thể hiện mình như là một người tự đắc và tự kiêu, không ai muốn tuyển một nhân viên như thế.
5. Anh/chị đã từng gặp phải tình huống nào thật sự khó khăn trong công việc hay chưa?
Sẽ không có câu trả lời không cho câu hỏi này. Trong tình huống này, điều quan trọng là bạn phải chọn đúng tình huống mà mình sẽ kể. Việc đưa ra một tình huống vô cùng khó khăn mà không có liên quan gì đến công việc bạn đang ứng tuyển sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn. Tiếp theo, hãy trình bày bạn đã giải quyết khó khăn đó như thế nào, qua đó NTD có thể đánh giá khả năng tư duy của bạn.
Phần tiếp theo của Kỹ năng phỏng vấn – Giải đáp 10 câu hỏi thường gặp của Nhà tuyển dụng sẽ gửi đến bạn 5 câu hỏi và cách hướng dẫn trả lời còn lại. Các bạn vui lòng xem tại đây.
Leave a Reply