Những lỗi hay mắc phải trong hồ sơ “tố cáo” bạn thiếu chuyên nghiệp
Cho dù bạn vô tình hay quá lo lắng nên đã “quên” kiểm tra thật kỹ lỗi chính tả và lỗi đánh máy trước khi nhấn vào nút “gửi”. Bạn có nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy như thế nào khi mà nhận được một hồ sơ xin việc chỉ với khoảng hai trang giấy A4 mà đã nhận ra khá nhiều lỗi sai?
Sau khi nộp nhiều hồ sơ xin việc ở nhiều nơi mà bạn vẫn chưa được tuyển dụng, có bao giờ bạn thắc mắc rằng lý do vì sao? Bạn có biết đôi khi có những sai lầm rất nhỏ trong hồ sơ xin việc của bạn lại là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định liệu có tuyển dụng bạn hay không? Vì vậy, để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên chuyên nghiệp và thực sự nghiêm túc khi ứng tuyển vào vị trí đang tuyển dụng thì ngoài phần nội dung đã được trau chuốt rất kỹ, bạn tuyệt đối không được mắc phải những sai lầm sau đây nếu không muốn hồ sơ của bạn “tố cáo” bạn:
1. Địa chỉ e-mail “đáng yêu” và “vô định”
Nhiều người cứ nghĩ rằng địa chỉ e-mail là một phương tiện trao đổi thông tin miễn phí thì tại sao không chọn cái tên đặc trưng và phần nào nói lên cá tính của mình? Và như thế các nhà tuyển dụng vô tình đã nhận được những địa chỉ e-mail liên lạc khá hài hước kiểu như: boycodon123@email.com, cobexitintocdai@email.com, … Bạn có biết, đây là một sai lầm lớn của khá nhiều ứng viên khi muốn “cá tính hóa” e-mail của mình. Chính vì thế, nhiều khi khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là một ứng viên thiếu chuyên nghiệp hoặc chưa có sự nghiêm túc khi ứng tuyển. Đây cũng chính là cách bạn tự loại mình ra khỏi công việc bạn đang ứng tuyển.
Do vậy, địa chỉ email của bạn phải nghiêm túc, đơn giản, hạn chế những con số. Ví dụ bạn tên Nguyễn Văn An, bạn nên đặt tên e-mail như an.nguyen@email.com hay an.ngv@email.com để tạo sự gợi nhớ về tên riêng cũng như cảm giác trân trọng.
2. Thất bại vì không đọc lại
Cho dù bạn vô tình hay quá lo lắng nên đã “quên” kiểm tra thật kỹ lỗi chính tả và lỗi đánh máy trước khi nhấn vào nút “gửi”. Bạn có nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy như thế nào khi mà nhận được một hồ sơ xin việc chỉ với khoảng hai trang giấy A4 mà đã nhận ra khá nhiều lỗi sai? Họ sẽ nghi ngờ về tính cẩn thận của bạn.
Vì thế, không những phải tự kiểm tra thật kỹ, bạn nên nhờ một vài người bạn để xem hồ sơ cả bạn, đôi khi có những lỗi nhỏ chính bản thân bạn cũng không nhận ra.
3. Ảnh đại diện
Mặc dù không có quá nhiều nhưng vẫn có một số ứng viên sử dụng ảnh trong trang phục thiếu chuyên nghiệp khi gửi ảnh đính kèm trong hồ sơ. Hãy chú ý hơn đến trang phục trong bức ảnh bạn, tốt hơn bạn nên chụp ảnh với trang phục bạn nghĩ bạn sẽ mặc khi đi phỏng vấn, Và trên hết, đừng quên nở một nụ cười thật tươi, chụp một bức ảnh với nụ cười thật tươi cùng ánh mắt sáng với một góc đội hợp lý với một bức ảnh chân dung – điều đó sẽ khiến cho nahf tuyển dụng có thêm hứng khởi để xem toàn bộ những thông tin về bạn trong giữa hàng ngàn hồ sơ.
Vậy từ ngữ như thế nào gọi là “lười biếng”? Những từ lười biếng đó là “vv”,”…”,”.v.v.”. Có lẽ bạn không biết, nếu bạn sử dụng những từ này, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng anh/chị này lười biếng đến mức không liệt kê ra hết nhiệm vụ, trách nhiệm hay thành thích của mình. Như bạn đã biết, các nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ thích một ứng viên lười biếng, và thế là bạn tự loại bạn khỏi vị trí ứng tuyển của mình.
5. Sử dụng hồ sơ được lập trình sẵn
Để được một hồ sơ xin việc hoàn hảo “không tỳ vết”, bạn nên đặt hết tâm huyết mỗi khi tạo một hồ sơ, hãy đọc kỹ yêu cầu công việc, những kỹ năng cần có cho vị trí ứng tuyển và những lợi thế cạnh tranh của bạn. Hãy cố gắng hết sức để nắm chắc cơ hôi tìm một công việc mơ ước của mình.
Những lỗi trên là những lỗi cơ bản hay gặp nhiều nhất và còn một số lỗi khác như không cung cấp đúng số điện thoại hay số điện thoại không liên lạc được, tổng số trang của hồ sơ xin việc trên hai trang…
Leave a Reply