Marketing ngành nghề của các bạn trẻ năng động và sáng tạo

Nguyên nhân là do chương trình, nội dung đào tạo chuyên ngành chưa bắt kịp trình độ quốc tế và yêu cầu hội nhập toàn cầu. Cũng cần nói thêm là nhiều học sinh THPT cũng như các bậc phụ huynh ít hiểu biết sâu về ngành , nên chưa thấy được tầm quan trọng của ngành này.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, kinh doanh đình trệ, các doanh nghiệp phải tìm đủ mọi cách để sản phẩm/dịch vụ của họ làm ra phải có thương hiệu và chỗ đứng trong lòng khách hàng.

Đây là cơ hội cho ngành Marketing phát triển. Như nhu cầu năng lực của ngành này không chỉ đến từ các công ty chuyên về truyền thông, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, quảng cáo…, mà còn đến từ tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam. Thực tế hiện nay, nhu cầu tuyển nhân viên Marketing luôn ở mức “cung không đủ cầu”, Marketing đang thật sự là ngành “thời thượng”.

Thống kê trực tuyến trên trang web về việc làm của Vietnamworks.com cho thấy: Marketing là ngành có cầu nhân lực cao nhất hiện nay. Cũng theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, thì nhu cầu cần người làm Marketing là nóng nhất.

Việc áp dụng những kiến thức và kỹ năng marketing hiện đại vào hoạt động kinh doanh, sẽ làm thay đổi bộ mặt của công ty, gia tăng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu nhân viên Marketing có trình độ chuyên môn sâu, đủ khả năng làm việc trong mọi doanh nghiệp là đòi hỏi bức bách ở Việt Nam. Tóm lại, Marketing đang là một ngành học mà nhiều bạn trẻ đang mơ ước.

“Cầu” đợi “cung”
Theo thống kê, 49% bản tin tuyển người ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao, có đến 30% vị trí quản lý cao cấp trong doanh nghiệp được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc ngành Marketing.

Phó giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, chia sẻ: “Nghề này đòi hỏi cao về sự nhanh nhẹn, sáng tạo, thực tiễn trong hoạt động tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm; để khai thác thị trường còn đòi hỏi phải tìm hiểu sâu về sản xuất, bán hàng, mặt hàng, tâm lý giao tiếp, kiến thức xã hội, sự bền bỉ trong công việc, quan hệ. Ngoài ra, kỹ năng mềm như: quản lý, lắng nghe hiệu quả, thuyết phục, xử lý thông tin và ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu.”

Ngành “rộng cửa” cho các bạn trẻ
Hàng năm, vài trường Đại học chỉ cho ra lò mấy trăm Cử nhân Marketing và chỉ khoảng 1/3 trong số này có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu của các công ty ở Việt Nam. Cơn sốt khan hiếm nhân lực ngành nghề đặc thù này ngày càng tăng nhiệt. Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm các chức danh: giám đốc marketing, giám đốc thương hiệu, giám đốc bán hàng, giám đốc dịch vụ khách hàng… trong vô vọng, bởi vì người làm marketing được đào tạo bài bản, có trình độ ĐH, thì nguồn cung đạt chuẩn, có khả năng hoạch định chiến lược marketing, lại quá hiếm hoi.
Nguyên nhân là do chương trình, nội dung đào tạo chuyên ngành Marketing chưa bắt kịp trình độ quốc tế và yêu cầu hội nhập toàn cầu. Cũng cần nói thêm là nhiều học sinh THPT cũng như các bậc phụ huynh ít hiểu biết sâu về ngành Marketing, nên chưa thấy được tầm quan trọng của ngành này.

Chính vì thế, số lượng được đào tạo hàng năm, để trở thành chuyên viên marketing ở trong nước không nhiều. Nhiều thí sinh và phụ huynh khi nhắc đến ngành này, thường nghĩ ngay đến hình ảnh nhân viên đi chào hàng hay cái gì đó đại loại như quảng cáo. Thật ra, đây chỉ là những việc rất nhỏ trong một hệ thống hoạt động mà chuyên viên marketing phải đảm trách.
Trong marketing còn nhiều chuyên ngành nhỏ hơn và chuyên môn hóa như: nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng (PR), bán hàng, phát triển thị trường, dịch vụ khách hàng…

Marketers, tên gọi chung (trong tiếng Anh) dùng để chỉ tất cả những người làm việc trong lĩnh vực marketing, là người vạch ra chiến lược marketing, quảng bá hình ảnh của công ty thông qua những sản phẩm/dịch vụ cụ thể đến với khách hàng một cách hiệu quả. Với chuyên môn về marketing, khi ra trường, các tân Cử nhân Marketing có thể làm việc trong: phòng Nghiên cứu và phát triển, phòng Thị trường, phòng PR, phòng Chăm sóc khách hàng, phòng Bán hàng, phòng Marketing… Tập đoàn Giáo dục Quốc tế BMG nói: “ – Nghề của nhiều nghề”.

Chuẩn đầu ra đối với tân Cử nhân Marketing
Biết xác định những yếu tố marketing cơ bản cần được quan tâm, nhằm thấu hiểu hành vi của khách hàng;

Biết thực hiện các cuộc nghiên cứu thị trường;

Biết sử dụng những khái niệm cơ bản của marketing là: “Lấy khách hàng làm trung tâm”, nhằm thúc đẩy mọi hoạt động kinh doanh;

Biết hoạch định chiến lược marketing cho công ty và biết cách điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình thị trường.

Có khả năng tích lũy kinh nghiệm thực tế và cập nhật các kiến thức mới nhất trong “thế giới phẳng”, để tiếp tục học lên Thạc sĩ Marketing, Tiến sĩ Marketing…

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *