Những lý do làm cho bạn mãi không tìm được việc làm
Nhà tuyển dụng rất ấn tượng với những ứng viên có thể tìm hiểu kĩ về công ty, điều đó chứng tỏ sự quan tâm của ứng viên đối với công ty và sự chuẩn bị kĩ càng của họ. Có rất ít người nhận thức được tầm quan trọng của bước tìm hiểu này.
Bạn hãy nhớ rằng, đây là cơ hội để bạn có thể phỏng vấn người mà rất có thể sẽ trở thành ông chủ tương lai của bạn nếu bạn nắm được công việc này.Vì vậy hãy tận dụng cơ hội để bạn có thể hiểu họ hơn và làm hài lòng họ khi trở thành nhân viên của công ty.
Để có được một công việc như ý muốn, bạn sẽ phải cạnh tranh cùng rất nhiều đối thủ. Theo khảo sát,dưới đây là 10 lí do khiến bạn không lọt được vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.
1. Bạn không trả lời tốt câu hỏi: “Hình ảnh của bạn 10 năm nữa sẽ như thế nào ?”
Câu hỏi này nghe có vẻ không trọng điểm nhưng nó rất có ảnh hưởng đến quan điểm của nhà tuyển dụng về một ứng viên.Ví dụ, nếu bạn đang phỏng vấn cho một công việc trong truyền thông xã hội mà bạn lại nói rằng bạn muốn trở thành một giám đốc sáng tạo trong tương lai, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn nên phỏng vấn cho một công việc thiết kế. Điều đó cho thấy, bạn cần chỉ ra được mối liên kết mật thiết giữa công việc bạn muốn làm với những gì bạn muốn có trong kế hoạch trong tương lai của bản thân.
Hình ảnh của bạn 10 năm nữa sẽ như thế nào
2. Bạn không “Google” về công ty trước khi phỏng vấn
Không phải bất cứ công ty nào cũng có nhiều thông tin trên internet, nhưng nếu bạn đang phỏng vấn với môt công ty như vậy, bạn nên tìm hiểu càng nhiều thông tin có thể càng tốt. Khi được đề nghị trình bày những hiểu biết của bạn về công ty, bạn nên chỉ ra những thông tin ấn tượng nhất (google tìm ra ngay từ những giây đầu tiên), những tin cập nhật mới nhất hay những tuyên bố gần đây với giới truyền thông. Nhà tuyển dụng rất ấn tượng với những ứng viên có thể tìm hiểu kĩ về công ty, điều đó chứng tỏ sự quan tâm của ứng viên đối với công ty và sự chuẩn bị kĩ càng của họ. Có rất ít người nhận thức được tầm quan trọng của bước tìm hiểu này.
3. Bạn không thích hợp với công ty
Bạn không thể cố gắng khắc phục được điều này. Tuy nhiên bạn sẽ nhận ra rằng khi bạn không nhận được một công viêc không có nghĩa là bạn thiếu tài năng, đam mê hoặc thiếu cơ hội trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi. Một số nhà quản lý muốn nhân viên chỉ cần phục tùng mệnh lệnh, một số nhà quản lý lại muốn nhân viên đặt ra nhiều câu hỏi và đưa ra các ý kiến đóng góp đối với hoạt động của công ty. Đôi khi ,phong cách quản lí của công ty không phù hợp với bạn. Thật may, có khá nhiều nhà tuyển dụng nhớ tất cả những người tài năng mà họ phỏng vấn và cố gắng giới thiệu cho bạn bè họ, những người có thể có một cơ hội tốt hơn cho bạn.
Bạn không thích hợp với công ty
4. Bạn không sẵn sàng làm những công việc đơn giản
Nếu bạn đi vào phòng phỏng vấn với một thái độ cho thấy bạn sẽ có vấn đề với nhiệm vụ tầm thường, nhà tuyển dụng sẽ không muốn chọn bạn. Không ai thích làm những công việc tầm thường, nhưng tất cả mọi người phải làm nó tại một số thời điểm nhất định. Người phỏng vấn của bạn có thể bắt đầu sự nghiệp bằng cách làm bản sao đặt hàng và đặt vé máy bay trước khi trở thành quản lí. Thực tế cho thấy, nếu bạn không muốn làm những việc đơn giản, rất nhiều người sẽ sẵn sàng làm điều đó.
5. Bạn đã không theo dõi phản hồi từ nhà tuyển dụng
Nhà tuyển dụng không quan tâm email bạn gửi để nói lời cảm ơn hay bạn đính kèm một bưu thiếp vẽ tay trong đó. Nhưng họ cần có bức thư cảm ơn của bạn sau khi phỏng vấn bởi điều đó chứng tỏ mong muốn có được công việc của bạn. Nếu bạn không làm điều đó, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn không quan tâm và không thực sự muốn công việc mà bạn đã ứng tuyển.
6. Bạn có năng lực tốt hơn vị trí tuyển dụng cần
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc 2 năm với chuyên môn tốt và kĩ năng thành thạo, nhà tuyển dụng sẽ không thuê bạn cho vị trí dành cho sinh viên mới ra trường bởi điều đó sẽ khiến bạn sẽ cảm thấy nhàm chán. Các nhà tuyển dụng thường muốn tất cả nhân viên đều cảm thấy thách thức trong công việc. Họ mong muốn nhân viên phát triển và đạt được những tiến bộ về cả con người và thành tích. Và nếu một công ty không muốn điều đó cho bạn, công ty đó không phải là một sự lựa chọn tốt.
Bạn có năng lực tốt hơn vị trí tuyển dụng cần
7. Bạn không chuẩn bị kĩ những vật cần đem theo
Bạn cần mang theo nhiều bản cứng của hồ sơ lý lịch, các giấy tờ tùy thân cần thiết và những bằng cấp, giấy chứng nhận thể hiện khả năng của bạn. Nếu bạn ứng tuyển cho vị trí thiết kế, bạn nên mang theo những tác phẩm đã đoạt giải hay được sử dụng trong một dự án nào đó. Nếu bạn ứng tuyển làm copywriter, bạn nên mang theo những tài liệu chứng tỏ khả năng viết lách tốt và tính sáng tạo của bạn. Sự chuẩn bị chu đáo sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
8. Bạn không nghiên cứu đúng cách công ty bạn chuẩn bị phỏng vấn
Bạn nên Google bất cứ ai mà bạn sẽ bị phỏng vấn và tìm hiểu thông tin từ những cuộc phỏng vấn trước đó.Nếu bạn có thời gian một tuần để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn,hãy tận dụng triệt để nó.
9. Bạn thể hiện sự lo lắng môt cách thái quá
Khi nhà tuyển dụng có thể thấy sự lo lắng về cuộc phỏng vấn của bạn, họ biết bạn quan tâm việc tạo ấn tượng với họ và thực sự muốn công việc này, đó là một điều làm họ hài lòng. Nhưng nếu bạn thể hiện mất bình tĩnh một cách thái quá như không tập trung vào câu hỏi,trả lời sai mục đích , điều đó sẽ là một điểm trừ rất lớn của bạn. Các nhà tuyển dụng muốn ứng viên có một trạng thái cảm xúc tốt nhất để thể hiện đúng năng lực của mình. Điều đó khiến cho công việc của họ đạt được mục đích cũng như tránh lãng phí thời gian. Vì vậy, một lời khuyên đưa ra cho bạn đó là” Đừng lo lắng thái quá về cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng đứng về phía bạn”.
Bạn thể hiện sự lo lắng môt cách thái quá
10 . Bạn không đưa ra được câu hỏi ấn tượng dành cho nhà tuyển dụng vào cuối buổi phỏng vấn
Nếu bạn chỉ hỏi ” Điều tốt nhất khi làm việc ở đây là gì ?” và không có câu hỏi nào khác, nhà tuyển dụng sẽ chỉ thấy được quan tâm lợi ích cá nhân của bạn đối với công việc này. Lời khuyên từ các nhà tuyển dụng là họ muốn được thấy sự đam mê của bạn đối với lĩnh vực chuyên môn mà bạn đang theo đuổi. Bạn có thể hỏi họ quan điểm về các đối thủ của công ty, những mong muốn cải thiện trong công việc kinh doanh hay ưu thế của công ty trong ngành nghề kinh doanh đó. Và nếu bạn có sự quan tâm chính đáng với những gì họ đánh giá về bạn,bạn cũng có thể hỏi họ. Bạn hãy nhớ rằng, đây là cơ hội để bạn có thể phỏng vấn người mà rất có thể sẽ trở thành ông chủ tương lai của bạn nếu bạn nắm được công việc này.Vì vậy hãy tận dụng cơ hội để bạn có thể hiểu họ hơn và làm hài lòng họ khi trở thành nhân viên của công ty.
Leave a Reply