Những lỗi trong Resume có thể khiến bạn thất nghiệp dài dài

“Bạn đã ghi đầy đủ trong Resume những thông tin về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của mình bằng những con số cụ thể và chính xác chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng bổ sung hoặc viết lại cho phù hợp đi nhé” Bà Potter khuyên

Làm thế nào để các nhà tuyển dụng – thường rất bận rộn chú ý đến Resume (hồ sơ việc làm) của bạn, làm cho họ không chỉ đọc mà còn giữ lại chứ không phải cho vào “thùng rác” ngay khi vừa đọc xong?
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta hãy nghe Victoria Potter, một chuyên gia nhân sự có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tuyển dụng chia sẻ những suy nghĩ của bà sau đây.

Với gần 300 Resume đọc được mỗi tuần, bà biết rất rõ những gì là cần thiết, không cần thiết; điều gì nên và không nên đối với mỗi Resume. Và nhất là, khi viết Resume bạn cần tránh những sai lầm sau đây:
Sai lầm thứ nhất: Một đầu không rõ ràng
Trung bình nhà tuyển dụng sẽ nhận được khoảng 200 – 300 hồ sơ gửi đến để ứng tuyển. Vì vậy, nếu bạn không muốn hồ sơ của mình bị mất hút giữa một “rừng hồ sơ” khác, hãy làm cho nó nổi bật lên ngay từ những dòng đầu tiên, hay cả vẻ ngoài của nó. Nhưng thật tiếc, có vẻ như các ứng viên không chú ý đến điều này. Bà Potter nói
“Chỉ có khoảng 5 – 10 hồ sơ tôi đọc mỗi tuần thật sự đáng chú ý. Còn lại, hầu như chúng điều có một vẻ nhàn nhạt đến phát chán”
Bà Potter khuyên nên đặt mục tiêu rõ ràng ở đầu trang của Resume, như vậy nhà tuyển dụng có thể hình dung ngay khả năng của ứng viên đó mà không cần mất thời gian để đọc hết Resume. “Bạn không cần lo lắng là mình sẽ lặp lại mục tiêu nhiều lần sẽ gây nhàm chán cho nhà tuyển dụng, chỉ cần chắc chắc rằng: nhìn Resume của bạn, nhà tuyển dụng có thể biết được bạn là ai. Vậy là bạn đã hơn hẳn những ứng viên khác”. Bà nói
Giải pháp: Nên nhớ rằng: mục đích của các dòng đầu tiên trong Resume của bạn là làm sao cho người đọc muốn đọc phần tiếp theo, chứ không phải chỉ đọc một vài dòng đầu tiên ấy rồi… thôi.

Sai lầm thứ hai: Thiếu tập trung

“Tôi ghét đọc những hồ sơ mà suốt một một hai trang vẫn không tìm thấy thấy ý tưởng của ứng viên một cách rõ ràng: không biết họ có mục tiêu như thế nào, khả năng họ tới đâu, thậm chí công việc họ muốn làm là gì… tất cả là bởi sự thiếu tập trung và cách trình bày lộn xộn của họ” Bà nói
Điều này sẽ rất dễ xảy đến với những người muốn thể hiện tất cả khả năng của mình vào Resume. Họ nghĩ rằng như vậy sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nhưng không, nếu bạn có đến 10 khả năng, hãy chọn lấy vài khả năng tốt nhất, phù hợp nhất với công việc đang ứng tuyển để ghi vào Resume. Không nên tham lam đưa tất cả vào. Bởi vì nhà tuyển dụng sẽ không có thời gian để nghiên cứu tất cả những khả năng bạn viết trong Resume, hơn nữa sự dàn trải thông tin sẽ gây… buồn ngủ cho người đọc, nhất là khi cách viết của bạn quá lan man.

Đừng lo là nhà tuyển dụng sẽ không biết được sự giỏi giang của bạn như thế nào. Nếu bạn viết một Resume ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin, biết tập trung vào những điểm cần thiết thì bạn còn cả một buổi phỏng vấn sắp tới. Lúc đó, bạn sẽ tha hồ nói với nhọ về những khả năng mà mình đang có.

Giải pháp: Đưa Resume của bạn cho bạn bè, những người thân, hoặc những người đang làm công việc mà bạn muốn ứng tuyển đọc trước. Sau đó, hỏi họ cần bổ sung hoặc lược bớt chi tiết nào không, hoặc chổ nào cần chỉnh sửa,… Nếu tất cả mọi người điều thấy ổn thì rất tốt. Còn không, bạn nên chỉnh lại cho đến khi nào (phần lớn) mọi người điều đồng ý mới thôi.

Sai lầm thứ ba: Không đủ thông tin
“Bạn đã ghi đầy đủ trong Resume những thông tin về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của mình bằng những con số cụ thể và chính xác chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng bổ sung hoặc viết lại cho phù hợp đi nhé” Bà Potter khuyên

Nếu không, nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng chuyển đến Resume của các ứng viên có đầy đủ thông tin hơn, thậm chí ngay cả khi bạn hoàn toàn đủ điều kiện để được tuyển dụng.
Bà Potter đã đưa ra trường hợp như sau:
“Tôi nhận được Resume từ một ứng viên nói rằng anh ấy có kinh nghiệm làm việc 16 năm tại một công ty, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi thì không đủ. Phải có thêm những thành tựu, hay ít nhất là một con số, một sự kiện cụ thể nào đó để chứng minh được việc anh ấy đã có kinh nghiệm làm việc 16 năm tại công ty ấy”

Giải pháp: Người đọc sẽ không thể nào biết được bạn đã làm những việc gì, làm như thế nào… Vậy nên, hãy mô tả đầy đủ (nhưng ngắn gọn) những việc bạn đã làm. Ví dụ: bạn đã từng là một nhà quản lý dự án? Hãy mô tả về dự án ấy: Bạn làm nó trong bao lâu, thời gian cuối cùng bạn còn làm việc này, kết quả cụ thể như thế nào…
Sai lầm thứ tư: Quá nhiều thông tin
Ngược lại với sai lầm vừa nêu trên lại là sai lầm này: Quá nhiều thông tin trong Resume.
Bạn viết một Resume với hai trang A4 kín đặc chữ nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ, bạn những muốn đưa thêm một số kinh nghiệm làm việc bán thời gian khi còn là sinh viên hay các khóa học ngắn hạn khác… hãy dừng lại bạn ạ. Một Resume hiệu quả không phải là một Resume có quá nhiều thông tin, nhất là những thông tin không liên quan gì đến công việc bạn đang ứng tuyển. Hãy đưa thông tin một cách có chọn lọc và phù hợp, bạn nhé.
Tốt nhất, thông tin đưa vào Resume chỉ nên “co” lại trong khoảng 1 – 2 trang A4 là đủ, trong đó bao gồm cả những thông tin cá nhân của bạn.

Giải pháp: Bỏ cần phải biết lượt bỏ những thông tin không cần thiết. Chú ý cách viết câu chữ sao cho ngắn ngọn và dễ hiểu nhưng phải đủ ý. Tránh kiểu kể lể như viết nhật ký. Bởi vì, mục đích cuối cùng là làm sao để nhà tuyển dụng gọi bạn đi phỏng vấn chứ không phải là kể chuyện về cuộc sống của mình cho họ nghe.
Chúc bạn may mắn!

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *