Ứng xử với cấp trên thông minh và khéo léo với kỹ năng giao tiếp
Hãy khẳng định mình để sếp bạn thấy giá trị của bạn đặc biệt là khi sếp dùng lời nói to tát, bạn cần phải suy xét kĩ trước khi trả lời. Điều quan trọng là bạn không cảm thấy sợ hãi, dũng cảm kiên trì sẽ giúp bạn có kết quả như ý.
Nghệ thuật giao tiếp với cấp trên dễ tạo thiện cảm nhất với từng kiểu người như: người sếp thiếu trách nhiệm, lười biếng, gia trưởng, đa nghi, nóng tính, người thích theo đuổi nữ nhân viên..và một số nguyên tắc giao tiếp với cấp trên nơi công sở bạn cần lưu ý.
Với người sếp thiếu trách nhiệm: Dùng cách ứng xử mềm mỏng
Với sếp thường xuyên dùng thời gian làm việc để làm việc riêng, chưa rõ ràng trong công việc thì bạn nên khéo léo từ chối ngay từ đầu. Bạn không thể có đủ thời gian để vừa làm việc chung mà lại còn làm việc riêng của sếp. Bạn từ chối thì sếp sẽ hiểu là không nhờ vả bạn nữa.
Nếu sếp giao việc khi đã hết giờ làm, sự việc sẽ dễ giải quyết hơn nhiều, bạn có thể dùng lí do: mình có buổi hẹn không thể vắng mặt. Nếu sếp vẫn tiếp tục nhờ bạn, hãy viện những lí do tương tự, để sếp tự ý rút lui.
Với người sếp lười biếng: Xử lí một cách thông minh
Nếu cấp trên thường xuyên đến muộn về sớm, giao việc không công bằng, rất nhiều kế hoạch tốt không được sử dụng kịp thời do sự chỉ thị của sếp, nếu công việc có sai sót, mọi trách nhiệm do bạn gánh chịu. Lúc này bạn có nên báo cáo cấp trên của sếp?
Bạn có thể thử dùng kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh sau: khi sếp không có ở văn phòng, mời người có thể làm chứng để họ hiểu được tình hình thực tế. Việc bạn xử lý một cách thông minh tránh cho bạn tiếng xấu mà bạn cũng không bị rơi vào tình trạng bất lợi với sếp.
Với người sếp tình cảm dễ bị tổn thương: Hãy tìm cách an ủi
Bạn có những áp lực từ cuộc sống, công việc hay vấn đề tình cảm thì tất nhiên là sẽ vô cùng buồn bã và cảm thấy tồ tệ. Sếp của bạn cũng vậy. Thậm chí người làm sếp còn chịu những áp lực nặng hơn bạn. Hãy an ủi nhưng đừng cố gắng hỏi quá sâu vào chi tiết.
Một tách cà phê và những lời an ủi, trải lòng. Hay một câu chuyện cười để sếp bạn hài lòng và quên đi những mệt mỏi. Hãy hiểu rằng, sự quan tâm của bạn bắt nguồn từ sự đồng cảm chứ không có ý lợi dụng.
Nếu tình huống xảy ra trong thời gian làm việc, thì bạn có thể cho sếp thấy sự quan trọng và trách nhiệm của mình với công việc, đây chính là động lực hữu hiệu để sếp quên đi căng thẳng trước mắt.
Xem thêm: Nghệ thuật ứng xử thông minh nơi công sở
Với người sếp gia trưởng: Không nên sợ hãi
Người gia trưởng trong công việc sẽ thường xuyên ra uy với nhân viên khiến nhân viên cảm giác sợ hãi. Hãy khẳng định mình để sếp bạn thấy giá trị của bạn đặc biệt là khi sếp dùng lời nói to tát, bạn cần phải suy xét kĩ trước khi trả lời. Điều quan trọng là bạn không cảm thấy sợ hãi, dũng cảm kiên trì sẽ giúp bạn có kết quả như ý.
Với người sếp thích theo đuổi nữ nhân viên: Tìm lí do từ chối thích hợp.
Đôi khi bạn sẽ gặp phải những sếp nam có tính đào hoa thích theo đuổi các nữ nhân viên mặc dù đã có gia đình. Tuy nhiên quát nạt, cam chịu hay nghỉ việc chỉ là những hành động tiêu cực, bạn cần phải có kỹ năng khéo léo. Nếu bạn có một vị trí nhất định trong công ty thì quyết định trên sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Do vậy, thượng sách chính là không bị rơi vào cái bẫy hay không đắc tội với sếp và không làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại.
Nếu sếp trực tiếp mời hẹn bạn, bạn có thể nhận lời nhưng chỉ là một cuộc hẹn ngắn, nếu bạn có cơ hội hãy làm bạn với vợ sếp, điều này khiến sếp không có cơ hội đạt được mục đích.
Với người sếp thay đổi liên tục
Bạn sẽ vô cùng đau đầu nếu gặp phải sếp thay đổi liên tục, không vừa lòng với các công việc bạn đã làm mặc dù vừa giao cho bạn xong.
Sự thay đổi là do sếp không muốn gánh vác trách nhiệm của mình, biểu hiện sự thiếu tự tin với chính mình, để đối phó với mẫu người này, bạn nên ghi nhớ mỗi công việc được sếp giao, đề phòng khi cần thiết, đay cũng là thói quen tốt cho công việc.
Với người sếp đa nghi: Nộp báo cáo hàng ngày
Với những người sếp luôn nghi ngờ sự chăm chỉ của nhân viên, khiến cấp dưới bực bội và mệt mỏi. Hãy nộp báo cáo cho sếp sau một ngày làm việc, cho biết bạn đã làm những công việc gì của ngày hôm đó, điều này giúp bạn đánh đuổi sự nghi ngờ từ sếp và bạn yên tâm làm việc hơn.
Với người sếp đáng ghét: Tránh sự xung đột chính diện
Bạn có thể gặp sếp mà bản thân bạn rất ghét chỉ vì có những lời nói, sở thích khác nhau hoặc để lại cho bạn những ấn tượng xấu. Nếu bạn gặp phải mẫu người như vậy nên dùng thái độ nào để ứng phó với họ? Cho dù không thích đến mấy, tốt nhất không nên thể hiện trước mặt họ.
Đặc biệt khi sếp là người nắm giữ chức vụ quan trọng trong công ty, cần hết sức chú ý, không nên có hành động quá khích, tránh cuộc chạm mặt trực tiếp bởi điều này có thể khiến bạn càng có ấn tượng xấu về sếp và tạo áp lực cho mình. Vì vậy để công việc được tiến hành thuận lợi cách tốt nhất là bạn nên giữ khoảng cách với họ.
Với người sếp nóng tính: Nên giữ bình tĩnh
Bạn áp lực công việc bạn sẽ nổi nóng? Và bạn cần phải có kỹ năng kiềm chế sự tức giận. Sếp bạn còn chịu những áp lực lớn hơn và việc sếp nổi nóng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Khi này sếp rất nhạy cảm dễ nổi nóng, giận dữ, bạn nên giữ thái độ bình tình nhẹ nhàng. Đợi sếp lấy lại bình tĩnh hãy tìm sếp giải thích, hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều. Rất có thể khi tâm trạng đã thoải mái hơn sếp sẽ chủ động tìm bạn.
Những nguyên tắc giao tiếp với cấp trên bạn cần lưu ý
Một trong những yếu tố cơ bản để có môi trường làm việc tích cực, thoải mái là bạn phải có mối quan hệ hòa hảo với cấp trên. Mối quan hệ này tốt đẹp ra sao đều dựa vào kỹ năng giao tiếp của bạn. Dưới đây là năm điều cơ bản khi giao tiếp với cấp trên để luôn tạo được thiện cảm.
Biết lắng nghe: Nguyên tắc vàng trong giao tiếp là biết lắng nghe. Thay vì cứ phải suy nghĩ về việc mình sẽ nói gì khi họp hay gặp cấp trên, bạn nên chú ý lắng nghe những gì sếp nói. Kỹ năng nghe tốt sẽ giúp bạn hiểu những gì cấp trên muốn.
Hãy luôn có một cuốn sổ nhỏ ghi chép lại những điều cần thiết hay những điều cấp trên dặn dò. Sau đó, bạn nên thực hiện đúng yêu cầu của sếp. Hạn chế việc hỏi đi hỏi lại cùng một vấn đề sẽ khiến cấp trên đánh giá năng lực của bạn.
Chú ý cách giao tiếp: Chìa khóa để giao tiếp với cấp trên thành công là bạn phải biết sếp muốn gì, thích nói chuyện như thế nào. Bạn nên chú ý đến cách giao tiếp của sếp với mọi người, với đối tác… Chẳng hạn cấp trên thích nói chuyện về công việc qua e-mail, điện thoại thay vì nói trực tiếp.
Cố gắng tìm hiểu xem cấp trên của bạn thích nói về chi tiết, cụ thể từng vấn đề hay chỉ muốn tóm lược nội dung chính để áp dụng cho phù hợp. Khi cấp trên giao việc, nếu bạn không rõ vấn đề gì, hãy mạnh dạn hỏi và ghi nhớ.
Ngắn gọn: Cấp trên thường mang nhiều trọng trách và rất bận rộn. Vì thế, đừng cố gắng liên lạc khi quản lý của bạn đang bận hoặc đang giải quyết việc khẩn. Nếu điều bạn muốn nói thực sự quan trọng, hãy trình bày ngắn gọn và súc tích.
Nếu muốn thỏa thuận về vấn đề cá nhân như lương bổng, hãy đặt cuộc hẹn vào những ngày cấp trên không quá bận.
Không để cảm xúc lấn át khi giao tiếp với sếp: Môi trường công sở là nơi không nên để cảm xúc lấn át. Vì vậy, dù là vấn đề gì, bạn cũng đừng bực tức hay ủy mị khi nói chuyện với cấp trên. Hãy duy trì cách nói và cường độ giọng nói vừa đủ nghe.
Nếu có vấn đề bạn bức xúc và muốn trình bày, hãy cố kìm nén và đợi đến khi cảm xúc ấy trôi qua. Sau đó, bạn có thể giải bày rõ ràng hơn.
Không dùng lời lẽ nịnh nọt thái quá: Người xưa có câu: “Nhà giàu yêu kẻ thật thà, nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần”. Nhiều người nịnh nọt, tâng bốc cấp trên một cách lộ liễu chỉ vì muốn lấy lòng. Tuy nhiên, đôi khi điều đó lại trở nên phản tác dụng đối với những người lãnh đạo khẳng khái, không thích xu nịch.
Ai cũng thích khi được khen ngợi và tôn trọng, nhưng phải ở một chừng mực nào đó và xuất phát từ tấm lòng. Một lời khen thật lòng có giá trị hơn 1.000 lời xu nịnh.
7 cách để tạo thiện cảm với cấp trên
1. Cùng chí hướng và mục đích với cấp trên.
2. Chú ý đến các câu hỏi của cấp trên để biết sếp quan tâm đến điều gì.
3. Đừng hỏi bạn cần làm gì mà nên đưa ra giải pháp cho vấn đề.
4. Chịu trách nhiệm cho những sai sót của mình.
5. Chú tâm vào những gì bạn có thể kiểm soát và làm tốt, tránh “ôm rơm nặng bụng”.
6. Không để cái tôi cá nhân quá lớn.
7. Lắng nghe phản hồi của cấp trên một cách cởi mở, không gây hấn.
Leave a Reply