Những cử nhân dinh dưỡng và cánh cửa nghề nghiệp rộng mở
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp với kiến thức sâu rộng về dinh dưỡng đang rất lớn do từ trước đến nay Việt Nam chưa từng có một ngành đào tạo chuyên môn chính thức nào về lĩnh vực này.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều tổ chức dinh dưỡng, y tế và sức khỏe như bệnh viện, trường học, các cơ quan quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, các công ty thực phẩm, các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm…
Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội năm nay dao động ở mức thấp nhất 20 (ngành cử nhân y tế công cộng) đến cao nhất 26,5 (ngành bác sĩ đa khoa). Tuy mức điểm chuẩn này vẫn khá cao so với mặt bằng chung các trường nhưng đây được xem là năm tuyển sinh hiếm hoi Đại học Y Hà Nội có mức điểm chuẩn tương đối “nhẹ nhàng” như vậy. Năm nay ngành cử nhân dinh dưỡng của trường lại có điểm chuẩn tăng vọt lên đến 22,5 (tăng 2,5 điểm so với năm 2013). Điều này được lý giải là tỷ lệ thí sinh ứng tuyển vào ngành này khá đông do tính chất thu hút và nhu cầu xã hội cao của ngành học mới.
Đại diện Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, cử nhân dinh dưỡng là một ngành học còn khá mới mẻ tại Việt Nam và đang là một trong những ngành có sức thu hút khá lớn của trường. Đây là năm thứ hai trường tuyển sinh ngành học này với 50 chỉ tiêu. Là một ngành học mới, cử nhân dinh dưỡng có lợi thế từ việc kế thừa những kinh nghiệm của các ngành đào tạo trước đó, cùng với việc được đầu tư bài bản và sự hỗ trợ từ phía các đơn vị hợp tác như: Viện Dinh dưỡng quốc gia, Tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản – một tập đoàn toàn cầu với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe.
Từ ngày 21/8, các sinh viên trúng tuyển vào trường Đại học Y Hà Nội sẽ bắt đầu tiến hành các thủ tục nhập học. Riêng với ngành cử nhân dinh dưỡng, 10 sinh viên trúng tuyển với điểm đầu vào cao nhất sẽ nhận được học bổng trị giá 4,5 triệu đồng một suất từ Công ty Ajinomoto Việt Nam. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều tổ chức dinh dưỡng, y tế và sức khỏe như bệnh viện, trường học, các cơ quan quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, các công ty thực phẩm, các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm…
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp với kiến thức sâu rộng về dinh dưỡng đang rất lớn do từ trước đến nay Việt Nam chưa từng có một ngành đào tạo chuyên môn chính thức nào về lĩnh vực này.
Trường Đại học Y Hà Nội là đơn vị tiên phong mở ra ngành học này từ năm 2013. Hiện trường có 46 sinh viên của khóa tuyển sinh 2013 vừa hoàn tất năm học đầu tiên. Chương trình đào tạo cử nhân dinh dưỡng là dự án hợp tác giữa trường Đại học Y Hà Nội, Viện Dinh dưỡng quốc gia và Tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam. Với sự hỗ trợ của các đối tác, trường đã hợp tác với Hội Dinh dưỡng Nhật Bản, Đại học Dịch vụ nhân sinh Kanagawa và Đại học Jumonji của Nhật Bản để thực hiện giảng dạy cho ngành cử nhân dinh dưỡng.
Sinh viên theo học sẽ được hỗ trợ giảng dạy và hướng dẫn học tập, nghiên cứu từ các giáo sư, chuyên gia, giảng viên uy tín của các đối tác Nhật Bản. Đồng thời các sinh viên xuất sắc sẽ có cơ hội tham gia chương trình tham quan học tập và nghiên cứu tại Nhật Bản. Một số trường đại học y lớn khác trên toàn quốc cũng đang lên kế hoạch mở ngành học này trong các mùa tuyển sinh tới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Leave a Reply