Thời đại công nghệ thông tin thế giới của các Chuyên gia an ninh mạng.

Ngược lại, nếu gặp sự cố thì cho dù có khó khăn mấy họ cũng không chịu “bó tay”. Lúc ấy, người làm công tác an ninh mạng “sống với mạng hàng tuần liền là chuyện bình thường”.

Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của internet với nhiều công nghệ mới có khả năng ứng dụng là vô cùng tận. thì việc truyền đạt thông tin luôn luôn là một hoạt động cực kỳ quan trọng.

Tuy nhiên, những mối đe dọa đối với an ninh mạng và các biện pháp tân tiến trong cuộc đấu tranh chống tội phạm “tin tặc” trên mạng là yêu cầu sống còn cho hoạt động thông tin toàn cầu. Nhiệm vụ xử lý, đối phó với khủng hoảng, truy tìm dấu vết… này được giao cho những Chuyên gia bảo mật và an ninh mạng hay những nhà “quản trị mạng” nói chung.

Nhận được sự quan tâm của quý độc giả sau loạt bài viết về “Chuyên gia công nghệ thông tin và nhu cầu nhân sự trên toàn cầu” trong các số trước , hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá thế giới của các (Network Security Specialist).

1. An ninh mạng sẽ tạo sức hút lớn:
Theo thống kê của các cơ quan an ninh mạng quốc tế, trong năm 2012, thiệt hại về kinh tế do tội phạm mạng gây ra đã lên đến 388 tỷ USD, cao hơn nhiều so với năm 2011 là 114 tỷ USD. Đặc biệt, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu của nhiều quốc gia ngày càng gia tăng và không chỉ các thiết bị kết nối Internet truyền thống, các thiết bị dân dụng, như tivi thông minh, máy in, hệ thống phần mềm điều khiển trên xe ôtô… cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công mạng. Bên cạnh các yếu tố đe dọa an ninh truyền thống, nguy cơ chiến tranh mạng đang trở nên hiện hữu.

Theo bảng báo cáo về hiện trạng bảo mật mới nhất công bố của Symantec, Việt Nam đứng vị trí 18/20 quốc gia có số người sử dụng internet đông nhất trên thế giới và đứng thứ 11 trên toàn cầu về các nguy cơ tấn công mạng. Số lượng các vụ tấn công có chủ đích gia tăng từ 77 cuộc tấn công mỗi ngày lên 82 cuộc tấn công mỗi ngày. Các cuộc tấn công có chủ đích lợi dụng các mạng xã hội và phần mềm độc hại chuyên biệt, nhằm có được khả năng truy cập bất hợp pháp tới những thông tin nhạy cảm.

Với thực trạng các hacker đang tung hoành hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải thận trọng hơn về bảo mật thông tin và đầu tư cho lĩnh vực này. Điều đó kéo theo nhu cầu nhân sự chất lượng cho bảo mật mạng cũng không ngừng tăng. Trong lĩnh vực này, bảo mật và an toàn an ninh thông tin sẽ rất khởi sắc trong thời gian tới. Theo số liệu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, giai đoạn 2011 – 2015, mỗi năm, thành phố cần từ 8.000 đến 10.000 nhân sự CNTT. Trong đó, trọng tâm đặt vào ngành Hệ thống thông tin – An ninh mạng.

2. Công việc của các Chuyên gia an ninh mạng:
Tuy hình thành ở Việt Nam chưa lâu nhưng công việc an ninh mạng đang nhanh chóng trở thành một nghề có sức hút lớn với giới trẻ năng động và có tố chất. Nhiệm vụ của các Chuyên gia an ninh mạng là thiết kế, vận hành, duy trì và theo dõi sít sao các hệ thống mạng cho an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng chống tấn công của các hacker (tin tặc) cũng như khôi phục sau sự cố một cách hiệu quả. Họ thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công…

Nói thì ngắn ngắn gọn là vậy nhưng để có thể là được những công việc đó không phải là ai cũng có thể là được. Một chuyên viên an ninh giỏi nghề thường lên kế hoạch bất ngờ tạo độ an toàn vững chắc nhằm ngăn chặn, phát hiện sự xâm nhập trái phép. Điều này đòi hỏi tư duy nhanh nhạy và sáng tạo rất cao. Ngược lại, nếu gặp sự cố thì cho dù có khó khăn mấy họ cũng không chịu “bó tay”. Lúc ấy, người làm công tác an ninh mạng “sống với mạng hàng tuần liền là chuyện bình thường”.

Vì bảo mật là một “chiến trường” thay đổi hàng ngày, hàng giờ, nên nghề này đòi hỏi phải chú trọng nâng cao kiến thức, phát huy khả năng xử lý tình huống, đối phó với khủng hoảng, truy tìm dấu vết…. Từ hệ thống máy tính sử dụng Windows và Unix đến Router và Firewalls, từng đặc điểm kỹ thuật khi an ninh được xác lập mặc định, những điểm yếu trong cài đặt, các phương thức mà hackers dùng để phá vỡ các cấu hình bảo mật các biện pháp đối phó với những điểm yếu trên. Đây chính là lý do mà nhiều người trong nghề nhận định để sống được với an ninh mạng không phải là điều đơn giản. Công việc đầy áp lực, đòi hỏi những nỗ lực không ngừng. Cập nhật kiến thức công nghệ bảo mật thường xuyên liên tục là việc làm cần thiết để trụ vững với nghề, nếu không muốn mình trở nên tụt hậu.

3. Thu nhập không bao giờ bèo!
Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh, giao dịch qua internet đang rất cần nhân sự cho vị trí chuyên viên quản trị và an ninh mạng. Một chuyên viên làm việc sau 5 năm trong nghề cho biết “Kiến thức đang có không đủ, không mới và càng không thể ngang sức với các hacker mỗi lúc một tinh quái”. Tất nhiên, với công việc đầy áp lực, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng thì thu nhập mà các nhân viên quản trị và an ninh mạng nhận được cũng tương xứng.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí IT chuyên về quản trị mạng của các công ty khá lớn. Đồng thời, mức lương mà các nhân viên thuộc lĩnh vực này nhận được tương đối cao. Trong thời gian thử việc thu nhập từ 300 – 350 USD/tháng, nhân viên chính thức thường nhận từ 400 – 700 USD/tháng tùy công ty. Thường những người làm cho công ty nước ngoài mỗi tháng nhận từ một đến vài nghìn USD trong tài khoản.

Tham khảo mức lương của các Chuyên gia an ninh mạng tại một số quốc gia phát triển, ta có thể thấy lương của công việc này tại Mỹ dao động từ 37.170 – 103.174 USD/năm. Trong khi đó các đồng nghiệp tại Anh có lương thấp hơn 1 chút từ 19.399 – 61.627 GBP/năm (tương đương 31.400–99.800 USD/năm). Các chuyên gia mạng máy tính tại Úc có mức lương trung bình là 83.793 AUD/năm (tương đương 77.400 USD/năm).

4. Học Quản trị và an ninh mạng ở đâu?
Việc đào tạo cho một chuyên viên an ninh mạng hiện nay đang gặp khó khăn do thiếu giảng viên có trình độ được chuẩn hóa, học viên chủ yếu tự học hỏi và tìm tòi qua các tài liệu có liên quan. Thêm vào đó là việc chưa có giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề cố hữu của ngành Giáo dục Việt Nam:“tính hàn lâm Giáo dục”. Sinh viên không được chú trọng phát triển kinh nghiệm làm việc thực tế, kinh nghiệm nghiên cứu và không được bổ sung kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm… Kết quả là sau khi ra trường, đa số không thích ứng được với nhịp làm việc tại các công ty dẫn đến tình trạng chuyển nghề hoặc tiếp tục học bổ sung nghiệp vụ tại các đơn vị đào tạo nghề chuyên sâu.

Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực CNTT cũng đã nhảy vào thị trường Giáo dục, trong đó phải kể đến ĐH FPT (thuộc Công ty CP FPT Việt Nam), Học viện Công nghệ và Nội dung số VTC – VTC Academy (thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC), Đại học Hoa sen, bên cạnh các đơn vị đã có thâm niên trong lĩnh vực đào tạo này như: Aptech, NIIT… Ngoài ra, du học cũng là nền tảng vững chắc giúp bạn phát triển sự nghiệp toàn cầu trong ngành này. Ngoài nhóm “Big Four” (4 quốc gia được du học sinh lựa chọn nhiều nhất bao gồm Mỹ, Anh, Canada và Úc), du học sinh có thể lựa chọn những địa điểm du học có chi phí hợp lý hơn mà vẫn được công nhận trên thế giới như Singapore, Malaysia…. Những ưu tiên hàng đầu cho sinh viên khi lựa chọn địa điểm du học vẫn là: bằng cấp được công nhận quốc tế, cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp, chi phí du học…

Với đặc trưng tốc độ phát triển rất nhanh, phức tạp, thay đổi từng giờ, lĩnh vực này đòi hỏi những tài năng thực sự được đào tạo bài bản, nhanh chóng nắm bắt công nghệ mới. Nghề nào cũng vậy, để thành công thì phải chấp nhận vượt qua thử thách và khó khăn. Tuy vậy, cơ hội luôn mở lối cho những người trẻ yêu thích, đam mê kỹ thuật với nghề quản trị và an ninh mạng.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *