Những cách viết CV xin việc dành cho sinh viên khối kỹ thuật

Nếu bạn không muốn bị rớt vòng gửi hồ sơ nhé, mình đang đi tìm việc thì hãy thể hiện mình là một người đã trưởng thành và chín chắn mới có thể đảm nhiệm được công việc mà họ giao cho. Nhiều bạn cứ nghĩ “nó chỉ là cái địa chỉ email thôi mà!” thì bạn cứ thử đi sẽ biết kết quả nha.

Một trong những vũ khí quan trọng nhất để các bạn đánh bại nhà tuyển dụng đó là cái CV của bạn, vậy làm thế nào để dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng? Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách viết một CV chuẩn cho sinh viên khối ngành kỹ thuật như: Cơ Khí, Điện Tử, Công Nghệ Thông Tin, Hóa Thực Phẩm, Công Nghệ Ô Tô, Chế Tạo Máy, Điện Công Nghiệp,…thậm chí là Kế Toán, Kinh Tế vẫn sử dụng được. Những bạn nào thuộc các ngành liên quan đến mỹ thuật, công nghệ in, thiết kế thời trang thì không phù hợp với cách trình bày trong bài viết này nhé, các ngành đó các bạn phải tự thiết kế kiểu cách, màu mè hơn để thể hiện khả năng và cá tính đặc thù trong ngành của các bạn.
Để khỏi mất thời gian thì các bạn xem qua cái CV của mình, nếu thấy thích hợp với những gì bạn cần thì làm theo còn không thì bỏ qua nhé. Lúc đi xin việc, mình đã từng dùng CV này để nộp thử nhiều công ty và tất cả họ đều mời mình đến phỏng vấn cả nên các bạn cứ yên tâm.
Đây là bản tiếng Anh, link tải bản tiếng Việt các bạn tải về ở cuối bài viết này nhé!


Mìn sẽ phân tích cụ thể từng phần như sau:
1. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Các thông tin cơ bản như hình thì bắt buộc phải có, cái này đơn giản rồi ha. Nhưng phần các bạn cũng phải lưu ý các mục sau:
Email: Điều tối kỵ đối với nhà tuyển dụng mà chắc chắn họ không thèm đọc CV của bạn nếu bạn dùng những email có tên “trẻ trâu” và đậm chất “con nít” như anhchangdeptrai@gmail.com, congchuabongbong@gmail.com, emdepnhumaso@gmail.com,….bỏ ngay nếu bạn không muốn bị rớt vòng gửi hồ sơ nhé, mình đang đi tìm việc thì hãy thể hiện mình là một người đã trưởng thành và chín chắn mới có thể đảm nhiệm được công việc mà họ giao cho. Nhiều bạn cứ nghĩ “nó chỉ là cái địa chỉ email thôi mà!” thì bạn cứ thử đi sẽ biết kết quả nha.
Phân loại tính cách MBTI: Mục này thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn, nó chứng tỏ rằng bạn biết mình là ai và bạn đang rất tự tin. Nhà tuyển dụng cũng sẽ dựa vào đó để xem tính cách, con người bạn có phù hợp với công việc họ cần tuyển hay không hoặc để họ sắp xếp một vị trí hợp lý cho bạn, đương nhiên bạn sẽ được điểm cộng trong mắt họ. Để biết mình thuộc nhóm tính cách nào thì rất dễ, bạn vào trang web này để kiểm tra nhé! http://www.tracnghiemmbti.com/
Động lực: đây là mục để bạn thể hiện sự quyết tâm, động lực sống hay phương châm sống của bạn. Hãy chọn cho mình một câu danh ngôn mà bạn thích nhất để đưa vào, nên nhớ rằng bạn phải biết cách trả lời nếu khi phỏng vấn họ hỏi “Vì sao bạn lại thích câu danh ngôn này?”
Sở thích: Bạn có bao giờ để ý khi bạn hỏi sở thích của người khác là gì? họ sẽ trả lời như thế nào không? Mình dám chắc 90% câu trả lời đều có 3 chữ: nghe nhạc, đọc sách, xem phim. Ai mà chẳng có chung cái sở thích này?
Vậy bạn làm sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, thì đây là mục để bạn thể hiện sự khác người, bạn phải khác với những người bình thường để họ thấy được bạn là người đặc biệt. Như vậy là bạn đã âm thầm tiếp tục ghi điểm rồi! Lưu ý là khai thật xíu để khi phỏng vấn người ta hỏi thì biết mà trả lời nhé.
Hình ảnh: cái này đơn giản, bạn chọn cho mình 1 tấm ảnh chân dung hoặc hình thẻ đều được, nên nhớ là ảnh chân dung để người ta nhìn rõ mặt bạn. Không nên để ảnh chụp toàn thân vì kích thước ảnh nhỏ mà bạn lại để ảnh chụp toàn thân sẽ không thấy mặt bạn đâu cả, điều này là không nên.
2. ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN:
Gấp mẫu CV của mình lại và bạn hãy lấy giấy viết ra liệt kê cho riêng mình những đặc điểm nào mà bạn cảm thấy mình trội nhất, liệt kê khoảng 8-10 cái sau đó chọn ra 5 cái mà bạn cảm thấy đúng với mình nhất để điền vào CV. Lưu ý, bạn đang liệt kê những điểm mạnh để nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn nên hãy chọn cho mình những điểm nào mà bạn có và bạn nghĩ nhà tuyển dụng cần bạn có để phù hợp với công việc mà bạn chuẩn bị apply.
3. MỤC TIÊU DÀI HẠN, MỤC TIÊU NGẮN HẠN:
Phần này không bắt buộc phải ghi vào CV nhưng đa số nhà tuyển dụng đều sẽ hỏi trong lúc phỏng vấn bởi vì nó cho thấy bạn là người sống có mục tiêu, có ý chí, tầm nhìn và có kế hoạch rõ ràng để phát triển bản thân. Những mục tiêu bạn nêu ra phải dựa trên những nền tảng bạn có và bạn phải trả lời được câu “Làm thế nào để tôi đạt được mục tiêu đó?”. Đấy là câu mà nhà tuyển dụng hay hỏi nhất!
4. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
Phần này thì dễ rồi, các bạn tham khảo CV của mình và điền vào thôi. Riêng mục “Chuyên ngành” thì các bạn liệt kê các môn học chuyên ngành của bạn vào, nếu bạn có học thêm bên ngoài những môn khác hoặc kinh nghiệm khác ngoài chuyên ngành thì cũng cứ ghi vào, miễn sao đó là những gì bạn biết và bạn đã học được trong suốt thời sinh viên là được.
5. KỸ NĂNG:
Đây là phần quan trọng để các bạn cho nhà tuyển dụng thấy những kinh nghiệm, kỹ năng ngoài mục “Chuyên ngành” phía trên. Bạn hãy liệt kê những kỹ năng bên lề chuyên ngành mà bạn góp nhặt, học hỏi được và nó phải liên quan đến công việc mà bạn đang dự định ứng tuyển, hãy liệt kê một cách cụ thể và ngắn gọn nhất có thể. Tùy vào chuyên ngành mà bạn liệt kê những kỹ năng cho phù hợp, nhưng cái chung nhất và quan trọng nhất là Tin học và Ngoại ngữ. Đừng quên liệt kê 2 mục này vào ha.
6. HOẠT ĐỘNG HỌC THUẬT VÀ NGOẠI KHÓA:
Đây là phần cực kỳ quan trọng để bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng biết quá trình thời sinh viên bạn đã làm gì. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người vừa chuyên cần trong việc học và vừa năng nổ trong các phong trào tình nguyện, nó thể hiện bạn là người biết quan tâm đến cộng đồng chứ không phải chỉ chăm chăm vào bản thân.
Phần này có 2 mục rất rõ ràng, theo mẫu CV của mình thì phần học thuật các bạn liệt kê những cuộc thi, nghiên cứu khoa học, đồ án môn,…những gì liên quan đến chuyên ngành giúp bạn có thêm kinh nghiệm làm việc thì cứ liệt kê vào. Tương tự với phần ngoại khóa, các bạn liệt kê những hoạt động đã từng tham gia, vai trò của bạn trong các hoạt động đó…
7. THÀNH TÍCH:
Đây là nơi để các bạn KHOE mình đã đạt được những gì kh còn là sinh viên, một phần thể hiện bạn có khả năng, kinh nghiệm, một phần để cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người…có giá.
8. XÁC NHẬN:
Điều này dễ dàng, các bạn liên hệ với giáo viên hướng dẫn hoặc thầy/cô trong khoa nói rằng em xin được để thông tin thầy/cô vào mục xác nhận quá trình học tập trong CV của em ạ. Chọn thầy cô nào mình quen biết nhé.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *