Số người tự sát vì làm việc quá sức đang gia tăng tại nước Nhật
Các công ty tại Nhật thường thuyết phục đối tượng phụ nữ và thanh niên chưa có kinh nghiệm – nhóm đối tượng dễ dàng chấp nhận các công việc loại này, rằng họ sẽ được kí hợp đồng chính thức sau 6 tháng làm việc thời vụ và tăng ca mà không trả thêm lương.
Điều quan trọng cần làm ngay lúc này là phải thực hiện là giảm giờ làm cho người lao động. Và vấn đề là họ không làm được điều đó”, ông Kawahito – Tổng thư ký tổ chức Cố vấn Quốc gia cho các nạn nhân Karoshi cho biết.
Việc gia tăng chóng mặt của Karoshi – tên gọi của hiện tượng tử vong hay tự sát vì làm việc quá sức tại Nhật đang khiến các nhà chức trách nước này đau đầu.
Bộ Lao động Nhật Bản đã công nhận 2 loại Karoshi phổ biến là tử vong do bệnh tim mạch liên quan đến làm việc quá sức và tự sát vì căng thẳng liên quan đến áp lực công việc. Người tử vong do bệnh tim mạch được công nhận là một trường hợp Karoshi nếu người đó làm thêm 100 giờ trong tháng trước khi tử vong hoặc 80 giờ/tháng trong ít nhất 2 tháng liên tiếp trong vòng 6 tháng trước khi tử vong. Một vụ tự sát được xem như liên quan đến Karoshi nếu nó xảy ra sau khi người tự sát làm ít nhất 160 giờ trong 1 tháng hoặc làm thêm ít nhất 100 giờ trong 3 tháng liên tục.
Theo thông tin từ Bộ này, số vụ kiện đòi bồi thường vì tự sát vì làm việc quá sức đã tăng lên mức kỉ lục là 1.456 vụ trong 1 năm trở lại đây. Hầu hết, các vụ kiện đều tập trung ở các nhóm ngành như xây dựng, y tế, an sinh xã hội và vận tải, là những nhóm ngành luôn trong tình trạng thiếu nhân lực.
Có những thông tin cho rằng, con số người chết do Karoshi tại Nhật thực tế còn cao gấp 10 lần số liệu được đưa ra, nhưng Chính phủ không muốn thừa nhận sự thật đó.
Đáng chú ý, nếu trước đây chủ yếu số người thiệt mạng vì Karoshi chủ yếu là nam giới (95%) thì ngày nay, số lượng nạn nhân là nữ giới đang ngày càng gia tăng (tăng 39% trong 4 năm qua). Thậm chí, tỉ lệ tự sát vì áp lực công việc ở nhóm lao động dưới 29 tuổi đã tăng tới 45% trong 4 năm trở lại đây.
Số người tự sát vì làm việc quá sức đang gia tăng tại Nhật
Hình ảnh thường thấy trên những chuyến tàu điện ngầm tại Nhật
Theo các luật sư và chuyên gia, nhiều doanh nghiệp Nhật thường áp dụng chiêu “mồi câu và lật lọng” đối với người lao động. Các công ty tại Nhật thường thuyết phục đối tượng phụ nữ và thanh niên chưa có kinh nghiệm – nhóm đối tượng dễ dàng chấp nhận các công việc loại này, rằng họ sẽ được kí hợp đồng chính thức sau 6 tháng làm việc thời vụ và tăng ca mà không trả thêm lương.
“Với các trường hợp này, nhiều người lao động phải chấp nhận mức thu nhập dưới cả mức lương tối thiểu”, bà Teranishi – Giám đốc tổ chức hỗ trợ các gia đình có người thân qua đời vì Karoshi nhấn mạnh. Bà hiểu rõ vấn đề đó bởi chồng bà đã tự sát vì làm việc quá sức và sức ép công việc quá lớn. Tình trạng này đã kéo dài suốt 10 năm qua.
Có thể nói, nguyên nhân dẫn đến việc này là do chính phủ Nhật không hề có một quy định nào cụ thể về giờ giấc làm việc cho người lao động, khiến cho các doanh nghiệp dễ dàng lách luật, ép người lao động làm việc đến kiệt sức.
“Chính phủ tổ chức rất nhiều hội nghị chuyên đề và đưa ra những tuyên bố hùng hồn để giải quyết cho vấn đề này nhưng tất cả chỉ là tuyên truyền, không có động thái cụ thể. Điều quan trọng cần làm ngay lúc này là phải thực hiện là giảm giờ làm cho người lao động. Và vấn đề là họ không làm được điều đó”, ông Kawahito – Tổng thư ký tổ chức Cố vấn Quốc gia cho các nạn nhân Karoshi cho biết.
Leave a Reply