Các dấu hiệu rạn nứt giữa người cố vấn và doanh nghiệp startup
“Chúng tôi tạo điều kiện để giới thiệu hai bên với nhau và chúng tôi quan sát xem liệu các nhà sáng lập và các mentor có thích hợp nhau không”, Deniau nói. Thường thì không cần chờ quá lâu, chỉ sau một đến hai cuộc gặp thì có thể biết là cả hai có “hút” nhau không.
Gần đây chúng ta bắt đầu nghe nhiều hơn đến khái niệm “mentor”. Một mentor (người cố vấn – đồng hành) thường được xem là vô giá trong thế giới khởi nghiệp. Các mentor đóng vai trò quan trọng giúp doanh nhân khởi nghiệp (là mentee – người nhận được sự cố vấn – đồng hành) xây dựng, vận hành và phát triển việc kinh doanh của họ.
Đọc E-paper
Với lợi thế kinh nghiệm và những bài học xương máu, họ có thể mang lại lời khuyên khôn ngoan về những gì cần phải làm và không nên làm, đồng thời có những phản biện giá trị, cung cấp kiến thức về ngành và đặt ra những câu hỏi khó mà các doanh nhân non trẻ có thể không tưởng tượng ra.
Mentor cũng đóng vai trò là người đi trước để nâng đỡ tinh thần của các nhà sáng lập và tạo cảm hứng cho họ bằng chính những câu chuyện thành công hoặc thất bại của mình. Họ mang lại sự an tâm cho các nhà khởi nghiệp, rằng thách thức không phải là chuyện hiếm thấy và những người khác đã từng vượt qua trở ngại như thế.
Adrien Deniau – CEO của Asia Startups (có trụ sở tại Bangkok – Thái Lan) cho biết họ thường tổ chức để các công ty và nhà đầu tư cùng gặp nhau về các vấn đề liên quan đến cố vấn – đồng hành (mentoring) và không liên quan đến hoạt động gọi vốn (dù gọi vốn cũng là một lĩnh vực của công việc này). Một số mentor cũng là nhà đầu tư nhưng một số người chỉ là các cố vấn bên ngoài, Nikhil Kapur – quản lý đầu tư của Gree Ventures (Singapore) cho biết.
Nếu công việc cố vấn – đồng hành diễn ra tốt đẹp thì mối quan hệ này sẽ mở rộng đến các công việc kinh doanh khác và có thể tiếp tục như một tình bạn gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, có những trường hợp, mọi thứ không diễn ra suôn sẻ như thế. Có vài yếu tố sau đây có thể dự báo trước một mối quan hệ “thầy – trò”, một cuộc đồng hành không thành công.
Rời rạc và bộc phát thay vì là sự tương tác liên tục
Adrien Deniau cho rằng cần có phản hồi từ các doanh nghiệp thông qua sự theo dõi sát sao.
Carlo Valencia – đồng sáng lập của startup PH Mentorship nhớ lại thời gian anh mới khởi nghiệp và cũng thường tìm gặp các mentor. “Tôi đơn giản là gặp và kể với họ về tình huống khó khăn của tôi và nhờ họ cho lời khuyên. Tôi ghi nhận và hứa sẽ làm thế này thế nọ. Sau đó, tôi trở lại với công việc của mình và cả một mớ việc gấp xảy đến và thế là tôi quên luôn lời khuyên đó”.
Anh thấy tiếc là mình đã không tận dụng được hết những kinh nghiệm này và đây cũng là một phần lý do vì sao anh đã sáng lập một tổ chức đồng hành với các doanh nhân khởi nghiệp.
Mentoring nên là mối quan hệ hai chiều và bao gồm những chiến lược giúp cho mối quan hệ gặt hái thành quả.
Thiếu sức thu hút lẫn nhau
Những tiêu chuẩn thông thường để các nhà sáng lập và mentor đồng hành nhau là: ngành nghề, xuất thân và quê quán. “Chúng tôi tạo điều kiện để giới thiệu hai bên với nhau và chúng tôi quan sát xem liệu các nhà sáng lập và các mentor có thích hợp nhau không”, Deniau nói. Thường thì không cần chờ quá lâu, chỉ sau một đến hai cuộc gặp thì có thể biết là cả hai có “hút” nhau không.
Mối quan hệ của “mentee” Phil Morabito, CEO của Pierpont Communications (Texas – Mỹ), một công ty truyền thông và Bill Spitz, người từng sở hữu một công ty rất thành công về kiểm soát côn trùng cho thấy sự khác biệt ngành nghề có thể không ảnh hưởng, nếu cả hai thật sự hợp nhau và “mentee” thực sự hiểu rõ mục tiêu của mình.
Morabito thoạt đầu không chắc chắn rằng mối quan hệ này sẽ ổn. “Tôi nghĩ, một người chuyên xử lý côn trùng thì biết gì về PR? Thế nhưng, tất cả là về dịch vụ khách hàng, dù cho bạn thuộc ngành nào và đó là điều tôi đang cần cải thiện”.
Khác biệt rõ ràng trong cách tiếp cận
Carlo Valencia cho biết anh không thích một mentor cứ tuôn ra những thứ lý thuyết mà anh chỉ cần đọc hoặc nghe đâu đó. “Tôi thích một mentor có thể đưa ra cho tôi những câu hỏi bởi vì chính anh/chị ấy đã từng trải qua cùng một vấn đề”.
“Tôi nghĩ tất cả các mentor đều cố gắng giúp bạn vượt qua khó khăn”, Kapur nói. “Đầu tiên, chúng tôi cố gắng hiểu quan điểm của nhà sáng lập. Nếu chúng tôi vẫn cảm thấy rằng định hướng mà chúng tôi đang tư vấn là sự chọn lựa tốt hơn, trong khi nhà sáng lập lại muốn đi theo hướng khác, chúng tôi sẽ khuyên họ thử theo hướng mà mình muốn nhưng theo dõi kỹ với các số liệu chính xác. Nếu sau khi theo hướng này trong vài tháng mà không mang lại kết quả mong muốn, nhà sáng lập nên sẵn sàng chuyển hướng chiến lược và cân nhắc lại”.
Ngay từ cuộc gặp đầu tiên, hai bên nên thảo luận về các mục tiêu và trách nhiệm, bao gồm cả cam kết về thời gian, nhiệm vụ và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Phil Morabito và Bill Spitz gặp nhau đều đặn mỗi ngày thứ Tư hằng tuần trong vòng 5 năm. “Bill luôn làm tôi phải xác định rõ mục tiêu của mình. Anh ấy cho tôi bài tập về nhà và tôi luôn chắc rằng mình phải giải được bài tập”, Phil nhớ lại.
Leave a Reply